Có được hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép?

Không phải công trình nhà ở nào không phép, sai phép cũng bị buộc phải phá dỡ. Theo quy định của pháp luật thì vẫn có các trường hợp được phép “hợp thức hóa”. Thật ra, việc hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép hoặc trái phép thành nhà xây dựng có phép đúng theo quy định của pháp luật là vô cùng phức tạp với rất nhiều loại giấy tờ và tốn khá nhiều thời gian. 
Có nhiều quy định, văn bản chồng chéo liên quan đến vấn đề này, nếu không cẩn thận thì bạn có thể phải chịu nhiều tổn thất nặng nề. Do đó, việc nắm vững kiến thức liên quan đến thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Nhà Sài Gon 365 tìm hiểu kỹ hơn về các trường hợp được hợp thức hóa nhà xây sai phép ngay trong bài viết này.

Mọi Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng Liên Hệ:
- Hotline :  0903 836 839

- Công ty TNHH DV Bất Động Sản Nhà Sài Gòn 365.
- Trụ sở chính : 479A Chién Lược, Phường Tân tạo, Q Bình Tân - Tp.HCM
- https://www.nhasaigon365.com

Hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép là gì?
Theo đó, bản chất của việc hợp thức hóa công trình xây dựng nhà đất sai phép ở đây là việc điều chỉnh giấy phép xây dựng, hoặc xin cấp phép xây dựng nhà ở, hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng. Nói cách khác, đây không phải là hợp thức hóa các việc cố tình làm sai hoặc cố tình vi phạm “chuyện đã rồi”.

Quy định pháp luật về hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép
Nhà xây dựng sai phép là một hành vi vi phạm quy định về xây dựng. Theo quy định thông tư 02/2014/TT – BXD của Bộ xây dựng thì vẫn có một số ít trường hợp không phải xin giấy phép khi xây dựng. Đối với các trường hợp nằm ngoài quy định thì hành vi xây dựng sai phép và không cẩn thận sẽ bị từ chối khi xin hợp thức hóa nhà xây sai phép.

Nghị định số 121/2013/NĐ – CP được thông qua ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì đối với các trường hợp xây dựng nhà không phép có thể bị yêu cầu cưỡng chế tháo dỡ vi phạm. 

Đối với các trường hợp được hợp thức hóa nhà xây sai phép thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm tạm ngừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng tính từ ngày ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.

Các trường hợp xây dựng nhà sai phép được hợp thức hóa 
Tại Điều 81 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng nhưng thuộc các trường hợp đủ điều kiện cấp phép cho công trình xây dựng nhà sai phép, điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng đang thi công, bao gồm: 

Tổ chức thi công, xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
Xây dựng công trình không đúng với thiết kế được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
Xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng sẽ được hợp thức hóa bằng các cấp giấy phép xây dựng mới.
Xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng sẽ được hợp thức hóa với các trường hợp cấp phép cải tạo, sửa chữa, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn.
Theo đó, đối với các trường hợp đủ điều kiện điều chỉnh hoặc cấp phép giấy phép xây dựng, điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì có thể được hợp thức hóa. Và trong thời hạn đang đề nghị làm thủ tục hợp thức hóa nhà xây sai phép mà cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn tiếp tục thi công thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 1 tỷ đồng. Đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và tước giấy phép xây dựng từ 3 – 12 tháng.

Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép 
Đối với các căn nhà sau khi đã xây dựng và phát hiện sai phép thì cần phải được xin phép tồn tại hoặc là điều chỉnh giấy phép xây dựng. Về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, giấy phép điều chỉnh xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định, bổ sung hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt hành chính, cấp giấy phép. 

Sau đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép điều chỉnh xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm định thiết kế điều chỉnh xây dựng theo quy định của pháp luật. 

Hết thời hạn nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. 

Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo hoặc từ ngày có biên bản bàn giao thông báo, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tự phá dỡ phần công trình xây dựng vi phạm.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp, giấy phép điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định. Trường hợp hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.

Tiếp theo, dựa vào Thông tư số 05/2015/TT – BXD được ban hành ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng thì có quy định về hồ sơ cần chuẩn bị để hợp thức hóa nhà như sau:

Giấy phép xây dựng.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ tiến hành nộp tại UBND quận/ huyện trong trường hợp xin hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép đối với nhà ở riêng lẻ và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận/ huyện. Liên hệ với UBND xã trong trường hợp xin hợp thức hóa xây dựng sai phép đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã. Khi hồ sơ được xác định đủ, bạn cần phải thực hiện các thủ tục liên quan đến tài chính và chờ kết quả.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về các hợp thức hóa nhà xây sai phép. Hãy truy cập Nhà  Sài Gòn 365 thường xuyên để được cập nhật về các thông tin nhà đất, kiến thức bất động sản mới nhất.

Mọi Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng Liên Hệ:
- Hotline :  0903 836 839

- Công ty TNHH DV Bất Động Sản Nhà Sài Gòn 365.
- Trụ sở chính : 479A Chién Lược, Phường Tân Tạo, Q Bình Tân - Tp.HCM
- https://www.nhasaigon365.com

BÌNH LUẬN

Không có bình luận.
Ý KIẾN CỦA BẠN
Copyright 2018 © Nhà Sài Gòn 365, Design by HoKaLife